nghiệp vụ hướng dẩn về cần thơ
THÀNH PHỐ CẦN THƠ
Qua khỏi Cầu Cần Thơ là chúng ta đã bước vào địa phận của thành phố Cần Thơ
- Diện tích:1.389,6 km2.
- Dân số: 1.109.700 người (2003)
- Các Quận: Ninh Kiều, Bình Thủy, Cái Răng, Ô Môn.
-Các huyện: Phong Điền, Cờ Đỏ, Thốt Nốt, Vĩnh Thạnh
- Mã vùng ĐT cố định: 0292 bảng số xe: 65
- Cần Thơ vốn là đất cũ tỉnh An Giang thời Lục tỉnh của nhà Nguyễn. Khi người Pháp chiếm Miền Tây Nam Kỳ (1867) thì tỉnh An Giang bị cắt thành sáu tỉnh nhỏ: Châu Đốc, Long Xuyên, Sa Đéc, Cần Thơ, Sóc Trăng và Bạc Liêu.
- Năm 1957, dưới thời Đệ nhất Cộng hòa tỉnh có tên là Phong Dinh. Năm 1976, Nhà nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam lập Hậu Giang gồm ba tỉnh: Phong Dinh, Chương Thiện (có thị xã Vị Thanh) và tỉnh Ba Xuyên (có thị xã Sóc Trăng) của Việt Nam Cộng hoà. Cuối năm 1991, tỉnh Hậu Giang lại chia thành hai tỉnh: Cần Thơ và Sóc Trăng. Ngày 1 tháng 1 năm 2004 tỉnh Cần Thơ được chia thành: thành phố Cần Thơ trực thuộc Trung ương và tỉnh Hậu Giang ngày nay.
- Cần Thơ được biết đến như là "Tây Đô" (thủ đô của miền Tây) của một thời rất xa. Cần Thơ nổi danh với những địa điểm như bến Ninh Kiều, phà Cần Thơ...
- Sau hơn 120 năm phát triển, thành phố đang là trung tâm quan trọng nhất của vùng đồng bằng sông Cửu Long về kinh tế, văn hóa, khoa học và kỹ thuật.
* Nguồn gốc tên gọi:
- Khơ Me: Ngày xưa người Khơ Me gọi là “Kol Tho”, là tên gọi loài cá quý của họ. Người Việt nói trại đi là Cần Thơ.
- Vua Minh Mạng: Đặt tên cho dòng sông Hậu là “Cầm Thi Giang”. Người miền Nam đọc là sông Cầm Thơ, sau nói trại đi là Cần Thơ
- VUI: Quê tôi không cần vàng, cần bạc, cần tiền chỉ CẦN THƠ
* Giao thông:
-Thành phố Cần Thơ có các đường liên tỉnh: Quốc lộ 91 từ Cần Thơ đi Thái Lan. Quốc lộ 80 từ Cần Thơ đi Rạch Giá, Hà Tiên thuộc tình Kiên Giang. Quốc lộ 1A, từ Cần Thơ đi các tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long như Sóc Trăng, Bạc Liêu, Cà Mau
* Phà Cần Thơ
- Quốc lộ 1 bị ngăn cách bởi sông Hậu, một bên là Vĩnh Long, một bên là TP Cần Thơ. Việc giao thông giữa 2 bờ phụ thuộc vào phà Cần Thơ.
- Ngày 24/4/2010, sau khi khánh thành cầu Cần Thơ, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã nhấn hồi còi chấm dứt sứ mệnh lịch sử gần 100 năm của bến phà
* CẦU CẦN THƠ
- Kiểu cầu: Cầu dây văng
- Tổng chiều dài: 2,75 km (cầu chính)
- Toàn tuyến: 15,85 km
- Rộng: 26 m; Cao: 171 m
- Khởi công: 25/09/2004
- Khánh thành: 24/04/2010
- Bắc qua sông Hậu nối Thành phố Vĩnh Long và Thành phố Cần Thơ. Đây là cây cầu dây văng có nhịp chính dài nhất tại khu vực Đông Nam Á. Cầu Cần Thơ được khởi công xây dựng ngày 25 tháng 9 năm 2004. Ban đầu, công trình được dự kiến hoàn thành vào ngày 14 tháng 12 năm 2008, tuy nhiên sau sự kiện Sự cố sập nhịp dẫn cầu Cần Thơ ngày 26 tháng 9 năm 2007, công trình phải dừng thi công để điều tra tai nạn. Vì vậy tiến độ hoàn thành bị chậm trễ hơn 1 năm. Cuối cùng, cầu cũng được khánh thành vào lúc 09h00 sáng ngày 24 tháng 4 năm 2010.
- Toàn tuyến dài 15,85 km với điểm khởi đầu tại Km 2061 trên Quốc lộ 1 thuộc huyện Bình Minh tỉnh Vĩnh Long, đi tránh Quốc lộ 1 và thành phố Cần Thơ, vượt qua sông Hậu ở cách bến phà hiện hữu về phía hạ lưu 3,2 km, nối trở lại Quốc lộ 1 tại Km 2077 thuộc quận Cái Răng, Cần Thơ. Khổ cầu rộng 23,1m trong đó có bốn làn xe, mỗi làn 3,5m và hai lề bộ hành, mỗi lề 2,75m. Tốc độ thiết kế 80 km/giờ, qua các khu dân cư 60km/g.
* Cầu dây văng:
- Là một loại cầu bao gồm một hoặc nhiều trụ (thường được gọi là tháp), với dây cáp neo chịu đỡ toàn bộ hệ mặt cầu và các dầm cầu. Có 3 loại cầu dây văng chủ yếu, được phân biệt theo các nối cáp vào trụ cầu. Theo kiểu thiết kế đàn hạc, các dây cáp được bố trí gần như song song nhau bằng cách buộc đầu cáp vào các điểm khác nhau của tháp để chiều cao khoảng cách giữa các dây văng gắn liền ở tháp gần bằng khoảng cách giữa các dây văng phần dưới gắn với các vị trí trên cầu, dọc theo lòng đường. Trong một kiểu thiết kế rẻ quạt, dây cáp được nối qua đỉnh tháp. Kiểu cuối cùng là thiết kế tất cả dây văng neo vào 1 điểm cố định trên tháp gọi là sơ đồ dây đồng quy Kiểu thiết kế cầu dây văng là một là cầu tối ưu cho độ dài nhịp có khoảng cách nằm giữa hai loại cầu dầm liên tục và cầu dây văng. Trong một khoảng chiều dài nhịp mà một cầu dây võng cần một số lượng dây cáp nhiều hơn còn cầu dầm liên tục đỡ trên cần một lượng vật tư nhiều hơn và trở nên nặng nề hơn.
* Sự cố sập nhịp dẫn cầu Cần Thơ :
- Xảy ra vào ngày 26 tháng 9 năm 2007, tại xã Mỹ Hòa, huyện Bình Minh tỉnh Vĩnh Long, là thảm họa cầu đường và tai nạn xây dựng nghiêm trọng nhất tại Việt Nam. Hai nhịp cầu dẫn cao khỏang 30 mét giữa ba trụ cầu đang được xây dựng thì bị đổ sụp, kéo theo giàn giáo cùng nhiều công nhân, kỹ sư đang làm việc xuống đất.
- Khoảng 8 giờ sáng ngày 26 tháng 9 năm 2007, nhịp cầu dẫn dài 90m về phía Vĩnh Long đang thi công đã bất ngờ bị sập. Dưới nhịp cầu dẫn có khoảng 100 công nhân, có khả năng bị thiệt mạng, phía trên nhịp cầu có khoảng 150 công nhân cũng đang thi công đều bị thương. Đây là đoạn cầu dẫn bờ bắc vĩnh long bằng dầm Super T, do liên doanh nhà thầu Taisei, Kajima và Nippon Steel làm thầu chính.
- Theo báo cáo của Bộ Giao thông Vận tải vào tháng 10 năm 2007, số người chết là 53 người, số người bị thương là 80 người, số người mất tích: 1 người . Đến ngày 2 tháng 7 năm 2008, Bộ trưởng Xây dựng Nguyễn Hồng Quân đã báo cáo Chính phủ kết quả điều tra sự cố sập nhịp dẫn cầu Cần Thơ là do lún lệch đài móng trụ tạm.
- Để tưởng niệm những người thiệt mạng do tai nạn, một khu tưởng niệm được xây dựng trong khuôn viên Bồ Đề Cổ tự (xóm Rạch Tra, ấp Mỹ Hưng II, xã Mỹ Hòa, huyện Bình Minh, tỉnh Vĩnh Long). Khu tưởng niệm có diện tích gần 80m2, nằm cách vị trí cầu Cần Thơ khoảng 200m, được xây dựng bằng kinh phí do nhà thầu TKN (Nhật Bản) tài trợ. Đây cũng là nơi thờ tự tập trung những người quá cố khi tham gia xây dựng cầu Cần Thơ. Vào cùng ngày diễn ra lễ khánh thành cầu Cần Thơ ngày 24 tháng 4 năm 2010, một lễ cầu siêu đã được tổ chức tại chùa nhằm tưởng nhớ đến những người đã hi sinh trong sự cố và cầu cho linh hồn của họ được siêu thoát.
* Đường thủy
- Cần Thơ nằm bên bờ phía nam sông Hậu, một bộ phận của sông Mê Kông chảy qua 6 quốc gia, đặc biệt là phần trung và hạ lưu chảy qua Lào, Thái Lan và Campuchia. Các tàu có trọng tải lớn (trên 1.000 tấn) có thể đi các nước và đến Cần Thơ dễ dàng. Ngoài ra, tuyến Cần Thơ - Xà No - Cái Tư là cầu nối quan trọng giữa TP. Hồ Chí Minh, tỉnh Hậu Giang và Cà Mau.
- Cần Thơ có 3 bến cảng
+ Cảng Cần Thơ: Diện tích 60.000 m², có thể tiếp nhận tàu biển 10.000 tấn.
+ Cảng Trà Nóc: Diện tích 16 hecta, cảng có 3 kho chứa lớn với dung lượng 40.000 tấn. Khối lượng hàng hóa thông qua cảng có thể đạt đến 200.000 tấn/năm.
+ Cảng Cái Cui: Có thể phục vụ cho tàu từ 10.000-20.000 tấn, khối lượng hàng hóa thông qua cảng là 4,2 triệu tấn/năm.
* Sân bay
- Cần Thơ có Sân bay Cần Thơ, sân bay lớn nhất khu vực đồng bằng sông Cửu Long. Sân bay chính thức đưa vào hoạt động ngày 03.01.2009.
* Du lịch:
- "Cần Thơ ai dệt nên thơ", câu ca cho thấy nét trữ tình của vùng đất này đã khiến nhiều nhà thơ, nhạc sĩ sáng tác những bài thơ, ca khúc hay về Cần Thơ được nhiều người biết tới: Qua bến Ninh Kiều, Chiếc áo bà ba, Đàn sáo Hậu Giang, Chiều Tây Đô... Các địa danh xưa thường nghe đến nói đến Cần Thơ: Chợ Tham Tướng, cầu Tham Tướng, cầu Đầu Sấu,...
- Cần Thơ có sân vận động lớn nhất Việt Nam (hơn cả sân Mỹ Đình - 4 vạn chỗ ngồi). Sân vận động Cần Thơ có thể chứa 50.000 người. Nhưng đội banh của Cần Thơ quá yếu nên thay vì tổ chức đá banh thì sân vận động lại tổ chức đua xe môtô. Và đây là môn thể thao được người dân Cần Thơ và các tỉnh lân cận ưa thích. Một năm thường tổ chức 3 lần đua là vào ngày mùng 4 Tết, ngày 30-4 và ngày 2-9. Hiện nay, đội bóng đá Cần Thơ đang đá ở giải hạng nhất Quốc gia.
- Các địa điểm du lịch nổi tiếng tại Cần Thơ: Bến Ninh Kiều, Khu du lịch Hương Phù Sa, Chợ nổi Cái Răng, Chợ nổi Phong Điền, Các vườn trái cây Mỹ Khánh, Phong Điền, Tây Đô, Du lịch trên sông bằng thuyền, Tàu cao tốc, ghe tam bản ... Đình Bình Thủy, Vườn lan Cần Thơ, Vườn cò Bằng Lăng, Khu di tích lịch sử Mộ Thủ Khoa Nghĩa, Mộ Cụ Cử Trị, Nông trường Sông Hậu, Nông trường Cờ Đỏ, Khu di tích chiến thắng Tầm Vu, Làng hoa Thới Nhựt, Làng đan lưới Thơm Rơm, Làng đan lọp Thới Long
* CHỢ NỔI CÁI RĂNG
* ĐỐ VUI: Ở chợ nổi CÁI GÌ TREO MÀ KHÔNG BÁN? BÁN MÀ KHÔNG TREO?
- Chợ họp đông nhất từ 6 giờ đến 8 giờ sáng. Hàng trăm ghe, thuyền lớn bé đậu san sát nhau để tham gia chợ nổi. Chợ nổi Cái Răng cũng là chợ đầu mối chuyên mua bán sỉ các loại trái cây, nông sản của vùng. Hàng hóa tập trung ở đây với số lượng lớn. Mỗi mặt hàng đã được phân loại cho đồng đều về chất lượng, kích cỡ. Nếu như dân địa phương và các vùng lân cận thường sử dụng các ghe, xuồng trung bình chở các mặt hàng nông sản đến đây tiêu thụ thì những ghe bầu lớn là của các thương lái thu mua trái cây tỏa đi khắp nơi, sang tận Campuchia và Trung Quốc. Hòa mình vào không khí nhộn nhịp của buổi chợ, du khách có thể quan sát, tìm hiểu sinh hoạt của nhiều gia đình thương hồ với nhiều thế hệ chung sống trên ghe. Có những chiếc ghe như “căn hộ di động” trên sông nước với những chậu hoa kiểng, các loài vật nuôi, các tiện nghi đầy đủ như ti-vi màu, đầu dĩa, dàn âm thanh... có cả xe gắn máy đậu trên ghe như chứng tỏ “đẳng cấp” của người chủ.
- Âm thanh chợ nổi bao gồm tiếng máy nổ, chèo khua nước, sóng vỗ oàm oạp vào mạn thuyền. Không ồn ào như chợ truyền thống, người buôn bán ở chợ nổi thường không rao hàng bởi những sản vật đã được “bẹo” trên cây cắm ở mũi mỗi chiếc ghe, xuồng cho biết thuyền chủ nhân đang bán mặt hàng gì. Nhịp sống năng động ở chợ trên sông thể hiện qua những chiếc ghe nhỏ bán thức ăn sáng, cà phê thậm chí cả đồ nhậu len lỏi trong chợ, phục vụ nhu cầu của người thương hồ, từ đàn ông, phụ nữ đến trẻ em. Ở chợ nổi, có đủ dịch vụ từ sửa máy, sửa cân, ghe bán xăng dầu, đến những hàng bách hóa như quần áo, hóa mỹ phẩm, mắm muối, thuốc tây, bánh kẹo... Các xuồng dịch vụ thường nhỏ gọn, len lỏi rất thiện nghệ, áp mạn ghe bán hàng, thu tiền. Muốn biết cảm giác ăn sáng trên sông nước rập rờn, bạn chỉ tốn khoảng 5.000 - 6.000 đồng cho một tô phở hoặc hủ tiếu, chỉ 2.000 đồng/ món đồ uống - tuy không ngon lắm, nhưng thú vị. Đi một vòng chợ Cái Răng để mua một số nông sản và thưởng thức các món ăn dân dã là một nét thú vị trong chuyến du lịch “bụi” .
- Ngoài đặc trưng về địa lý là đầu mối giao thông quan trọng giữa các tỉnh trong khu vực đồng bằng sông Cửu Long, TP. Cần Thơ được ví như “đô thị miền sông nước”. Hệ thống sông ngòi chằng chịt, vườn cây ăn trái bạt ngàn, đồng ruộng mênh mông. Các cù lao như: Tân Lộc, cồn Sơn, cồn Khương, cồn Ấu... bồng bềnh trên sông Hậu hết sức độc đáo để phát triển loại hình du lịch sông nước. Sau khi bồng bềnh trên sông uốn khúc, xuồng ghe tấp nập, du khách tham quan chợ nổi Cái Răng - chợ mua bán trên sông một nét sinh hoạt đặc trưng văn hóa Nam bộ. Tờ mờ sáng, hàng trăm ghe hợp lại thành chợ trên một khúc sông. Chợ bán đủ loại các sản phẩm miệt vườn được treo trên một cây sào cắm trước mũi ghe gọi là “cây bẹo”. Người mua chỉ cần nhìn vào “cây bẹo” là biết ngay ghe bán thứ gì. Ngoài việc tham quan, mua những sản phẩm xanh tươi, du khách có dịp gần gũi tâm sự với những người gọi là “dân thương hồ”. Quanh năm, họ lấy sông nước làm bầu bạn. Tiếp đến, du khách len lỏi theo những kênh rạch trong cù lao xanh ở TP. Cần Thơ như cồn Khương, cồn Ấu... Sau một ngày thư giãn cùng sông nước, du khách nghỉ chân ở nhà hàng, khách sạn “hạng sao” như: Ninh Kiều, Golf, Quốc Tế, Victoria...
* MIỀN SÔNG NƯỚC
- Ghe xuồng không chỉ phục vụ việc đi lại và chuyên chở của con người còn là phương tiện đánh bắt thủy hải sản. Cư dân Nam bộ có tập quán sống ven sông rạch, có nguồn cá tôm rất dồi dào và phong phú, nên người ta dùng chiếc ghe, chiếc xuồng của mình để đánh bắt cá tôm: câu tôm, câu cá, giăng lưới, cất vó, đặt lọp, xây nò, đóng đáy cọc, chài lưới, thả câu... Chiếc xuồng, chiếc ghe, con đò còn phục vụ cho việc buôn bán rồi kết thành điểm chợ buôn bán, trao đổi hàng hóa trên sông, hình thành nên các khu chợ nổi hội tụ đủ các loại người tứ xứ đến buôn bán, làm ăn. Từ những người dân bình thường đến những kẻ tứ cố vô thân, rời bỏ quê hương tha phương kiếm sống, với một chiếc ghe chất đầy hàng hóa, nay họ ở chỗ này, mai chỗ khác, len lỏi vào tận những con kinh, con rạch, những đường nước hẹp đem hàng hóa phục vụ đến tận nhà...
- Người Nam bộ đã sáng tạo ra vô số từ ngữ có liên quan đến sông nước như: sông, ngòi, mương, máng, lạch, kinh, ao, hồ, rạch, xẻo, ngọn, rọc, dớn, láng, lung, bưng, biền, đưng, đầm, đìa, trấp vũng, trũng, tắc, gành, xáng, doi, vịnh, bàu... rồi các từ miêu tả sự vận động của dòng nước: nước lớn, nước ròng, nước rong, nước kém, nước trồi, nước sụt, nước dềnh, nước giựt, nước bò, nước chảy, nước đứng, nước nằm, nước chừng, nước nhửng, nước ương, nước chết, nước sát, nước rặc, nước cường, nước ghẻ, nước nhảy, nước thả, nước ngược, nước trốt, nước xuôi, nước rằm...
"Nước rằm chảy thấu Nam Vang
Mù u chín rụng sao chàng biệt ly"
- Trong giao tiếp hàng ngày, người Nam bộ cũng dùng những từ ngữ đầy ấn tượng về văn hóa sông nước, như: chìm xuồng, câu tôm, mò tôm, vác cần tôm, quá giang, lặn lội, lội bộ, lội, tắm nắng...
* Bến Ninh Kiều
- Đã từ lâu, những con người Cần Thơ luôn tự hào và kiêu hãnh mỗi khi nhắc đến Ninh Kiều - nơi bờ sông nhìn ra dòng Hậu Giang hiền hòa, thơ mộng.
"Cần Thơ có bến Ninh Kiều
Có dòng sông đẹp với nhiều giai nhân"
- Trước tiên, du khách đến công viên Ninh Kiều với nhiều loại cây kiểng quý, hoa đẹp kéo dài từ vàm rạch Cái Khế đến tận nhà lồng chợ cổ vừa mới trùng tu. Bến Ninh Kiều là nơi giao thoa giữa sông Hậu và sông Cần Thơ.
- Bến Ninh Kiều là một địa điểm mà du khách hay tìm đến nhất, nằm bên hữu ngạn sông Hậu, ngay ngã ba sông Hậu và sông Cần Thơ, gần trung tâm thành phố Cần Thơ. Trên bến sông luôn tấp nập tàu bè, thuyền xuôi ngược chở đầy những sản vật vùng đồng bằng sông Cửu Long.
- Bên Bến Ninh Kiều là cảng Cần Thơ. Cảng này được xây dựng hiện đại có khả năng tiếp nhận trọng tải 5.000 tấn, gần bến Ninh Kiều có chợ Cần Thơ, một trung tâm buôn bán lớn ở miền Tây Nam Bộ.
- Ngược dòng thời gian, Bến Ninh Kiều xưa được khai sinh là một bến sông ở đầu chợ Cần Thơ. Ninh Kiều ngày ấy tấp nập thuyền bè qua lại giao thương, hàng cây dương chắn gió ven bờ đã trở thành tên gọi của bến sông. Việc giao thương mỗi ngày thêm phồn thịnh, bến Hàng Dương do đó cũng được mở rộng và sửa sang, rồi dần dần trở thành thắng cảnh du lịch của đất Tây Đô.
- Con đường Hai Bà Trưng hiện nay trước đây là đường Lê Lợi, chạy dọc bờ sông Hậu cây cối sầm uất (thời Pháp cai trị đặt tên "Le quai de Commerce", nhân dân gọi là bến Hàng Dương hay là bến Lê Lợi). Năm 1958 bến sông và công viên nằm cạnh con đường Lê lợi được đặt tên bằng một trận đánh của nghĩa quân Lam Sơn là Ninh Kiều.
- Đứng trên bến Ninh Kiều mắt ta nhìn sang Xóm Chài và hướng Cồn Ấu ở đầu vàm sẽ thấy một dải cù lao mập mờ cây lá, tạo cho ta niềm rung cảm dạt dào. Ngược lại nếu đứng từ bên kia Xóm Chài nhìn sang sẽ thấy toàn cảnh Ninh Kiều và phố sá rực rỡ ánh đèn soi bóng xuống mặt nước phù sa lấp lánh như rắc ánh vàng thật lung linh tuyệt đẹp giữa trời nước bao la, không khí trong lành nhờ cơn gió từ dòng Hậu Giang đưa vào.
- Đến bến Ninh Kiều, du khách còn có thể tham quan các nhà hàng thuỷ tạ, chợ nổi trên sông, vừa thưởng thức các món ăn đặc sản, vừa ngắm dòng sông Hậu hiền hòa, thơ mộng.
* KHU DU LỊCH MỸ KHÁNH:
- Khu du lịch Mỹ Khánh là một trong những điểm du lịch sinh thái hấp dẫn của TP.Cần Thơ. Mỹ Khánh nằm giữa hai chợ nổi Cái Răng và Phong Điền, với diện tích hơn 50.000m2 rất bề thế và thoáng mát, đáp ứng nhu cầu vui chơi, nghỉ dưỡng.
H- ơn 20 loại cây được trồng đan xen dọc lối đi như: mận, xoài, chôm chôm, mít, dâu, sầu riêng... lúc nào cũng tươi tốt, trĩu quả, cùng hương vị thơm ngon độc đáo sẽ mang đến cho du khách cảm giác nhẹ nhàng, thư giãn. Đặc biệt, nơi đây còn được tổ chức nhiều trò chơi dân gian hấp dẫn như: leo cau, xích lô đạp, nhảy bao bố và những trò mang tính tập thể, có tinh thần đồng đội như: đua guốc mộc, đi cầu ô thước, câu cá sấu...
- Nơi đây, ẩm thực Nam bộ được phát huy, bằng cách chế biến những món ăn đặc sản miệt vườn, mang nhiều nét đặc trưng của xứ sở đồng bằng như: chuột quay lu, cá nướng ống tre, lẩu đồng quê, cá lóc nướng trui... Du khách được thưởng thức món ngon dưới những túp lều nhỏ xinh xinh, ấm cúng, thâm tình.
- Đặc biệt ngôi nhà cổ Nam bộ được Du lịch sinh thái Mỹ Khánh mua lại, có niên đại hơn 100 năm tuổi, là nhà của điền chủ ở Bình Thủy (nay thuộc quận Bình Thủy, TP.Cần Thơ) được trùng tu, bảo dưỡng. Tham quan nhà cổ, du khách sẽ cảm nhận về một không gian cổ xưa, nếp sống, sinh hoạt của những người có địa vị trong xã hội cũ. Phía sau ngôi nhà cổ là làng nghề truyền thống làm bánh tráng và nấu rượu. Nếu khéo tay du khách có thể tự tráng bánh, làm quà biếu người thân, bạn bè và nhâm nhi ly rượu cay với bánh tráng gói cá tai tượng chiên giòn, khách sẽ cảm nhận được hương vị độc đáo khó quên.
- Đêm đến nơi đây càng thú vị hơn với nhiều trò chơi như câu cá, thả lưới, hát karaoke, những bài vọng cổ đem đến cho du khách một cảm giác bình yên, thư thả trong không gian mát mẻ của khí trời về đêm...
VỎ LÃI – TẮC RÁNG:
Vỏ lãi hay còn gọi là vỏ tắc ráng hay vỏ vọt, là tên một loại thuyền máy, hoặc xuồng, ghe nhỏ và dài hình thoi, thường làm bằng gỗ và gắn thêm máy, là phương tiện di chuyển chủ yếu và phổ biến ở các tỉnh miền Tây Nam Bộ, vùng sông nước Đồng bằng sông Cửu Long, đặc biệt là vào mùa nước nổi.
Vỏ lãi hoặc tắc ráng được nguời dân nơi đây xem như xe gắn máy trên sông để đi lại trên những con kênh rạch chằng chịt có ở vùng này. Tắc Ráng vốn là tên của một con rạch nhỏ nằm ở phía Đông Nam thị xã Rạch Giá. Ngày nay, kênh này đã được cải tạo thành một kênh đào lớn và được gọi là Kinh Xáng Mới. Tên gọi Tắc Ráng đã được dùng làm tên gọi cho chiếc xuồng gắn máy đuôi tôm (máy Kholer 7) đầu tiên xuất hiện tại miền Nam vào năm 1960 (tương truyền là do ông Năm Cải thực hiện đầu tiên tại xóm Tắc Ráng, thuộc khóm Vĩnh Viễn, xã Vĩnh Hiệp, Rạch Giá) và trở thành tên thông dụng cho những loại xuồng nhỏ có gắn máy tại Nam bộ sau này.
Được cải tiến từ xuồng ba lá (tam bản), tắc ráng (vỏ lãi) là một loại ghe dài được gắn thêm máy đặt phía sau và do một người điều khiển bằng máy ngoài hoặc bằng bánh lái. Chạy nhanh với tốc độ rất cao như ca nô và với thân hình thon, dài, dễ luồn lách thích hợp để đi trong rừng hay những nơi đầm lầy, nhiều lau sậy trước kia như Đồng Tháp Mười, nét đặc trưng của vỏ lãi không chỉ để chuyên chở người, hàng hóa gọn nhẹ để phục vụ công việc đồng áng, buôn bán mà còn dùng nhiều trong sinh hoạt hàng ngày, kể cả rước dâu, du lịch tham quan...
Tùy theo kích thước, vỏ lãi có thể chở được từ 10 người đến 50, 60 người. Vỏ lãi chuyên dụng chở khách có 2 tầng, chở đến hàng trăm người, sử dụng động cơ của máy cày. Vỏ lãi truyền thống được làm bằng gỗ, nhưng ngày nay còn được làm bằng composite, gắn động cơ máy dầu F Yanma, hoặc máy D của Trung Quốc, Yamaha hay Honda, GMC của Nhật... có thể chạy đến 60km/h.
Các tour du lịch khác nổi bật
- BẢN ĐỒ TUYẾN ĐIỂM VN
-
Phú Quốc là hòn đảo lớn nhất của Việt Nam, với một lịch sử hình thành vô cùng thú vị, gắn liền với dòng họ Mạc những ngày đầu khai hoang trên mảnh đất này.
Năm 1671, một người Hoa tên là Mạc Cửu (Mạc Kính Cửu), quê ở Lôi Châu, tỉnh Quảng Đông, mang cả gia đình, binh sĩ và một số sĩ phu khoảng 400 người lên thuyền rời Phúc Kiến đi về vùng biển phương Nam.
Sau nhiều ngày lênh đênh trên biển, đoàn người của Mạc Cửu đặt chân lên một vùng đất hoang trong vịnh Thái Lan. Sau khi dò hỏi và biết vùng đất này thuộc ảnh hưởng Chân Lạp, phái đoàn liền tìm đường đến Oudong xin tị nạn, nhưng lúc đó nội bộ Chân Lạp có loạn. Mạc Cửu gặp Nặc Ông Thu (Ang Sur – Jayajettha III) và ở lại hợp tác cho đến năm 1681. Trong năm 1680, Mạc Cửu đã lập một số ấp rải rác từ Vũng Thơm, Trủng Kè, Cần Vọt, Rạch Giá, Hà Tiên, và Cà Mau đã nhanh chóng trở thành thương cảng quan trọng. Có những thôn ấp định cư nằm san sát ở mé biển, khá thuận tiện cho ghe thuyền tới lui, cũng có thôn ấp ở đất cao dọc theo Giang Thành, sông Cái Lớn, sông Gành Hào, Ông Đốc để canh tác.
Trở lại với quá trình mở mang vùng đất mới của Mạc Cửu, ông đã lập ra 7 sòng bạc dọc bờ biển như Mán Khảm (Peam), Long Kỳ (Ream), Cần Bột (Kampot), Hương Úc (Kompong Som), Sài Mạt (Cheal Meas), Linh Quỳnh (Rạch Giá) và Phú Quốc (Koh Tral). Thủ phủ đặt tại Mán Khảm (cảng của người Mán, tức người Khmer), sau đổi thành Căn Khẩu (Căn Kháo hay Căn Cáo). Tiếng đồn về vùng đất phồn thịnh này ngày càng vang xa, do đó lưu dân gốc Hoa từ khắp nơi trong vịnh Thái Lan đã xin đến đây lập nghiệp.
Kể từ đó nơi đây đã ra đời tên gọi mới: Căn Khẩu Quốc. Đảo Koh Tral cũng đổi tên thành Phú Quốc (vùng đất giàu có). Năm 1708, Mạc Cửu bắt đầu liên lạc với Chúa Nguyễn Phúc Chu. Năm 1714, Mạc Cửu xin làm thuộc hạ của chúa Nguyễn và được phong chức tổng binh cai trị đất Căn Khẩu. Tiếp đến vào năm 1724, Mạc Cửu lại một lần nữa dâng toàn bộ đất đai có được và được chúa Nguyễn phong chức đô đốc trấn giữ vùng lãnh thổ này, đồng thời đổi tên vùng Căn Khẩu thành Long Hồ dinh. Cho đến năm 1729, Long Hồ dinh đã nổi tiếng là vùng đất trù phú nhất ở vùng vịnh Thái Lan.
Năm 1735 Mạc Cửu mất, con của ông là Mạc Sĩ Lân (sau đổi tên thành Mạc Thiên Tứ) được phong làm đô đốc, kế nghiệp cha cai trị Long Hồ dinh. Vì những cống hiến của gia đình họ Mạc, Ninh vương Nguyễn Phúc Trú đã nâng dòng họ Mạc lên hàng vương tôn. Long Hồ dinh lúc bấy giờ được đổi tên thành trấn Hà Tiên. Năm 1739, Mạc Thiên Tứ lập thêm bốn huyện: Long Xuyên (Cà Mau), Kiên Giang (Rạch Giá), Trấn Giang (Cần Thơ) và Trấn Di (bắc Bạc Liêu). Năm 1755, Nặc Nguyên nhờ Mạc Thiên Tứ dâng chúa Nguyễn vùng lãnh thổ gồm hai phủ Tầm Bôn (thuộc Cần Thơ) và Lôi Lập (Long Xuyên) để được về Nam Vang cai trị.
Chắc chắn bạn chưa biết,
Phú Quốc là hòn đảo lớn nhất của Việt Nam, với một lịch sử hình thành vô cùng thú vị, gắn liền với dòng họ Mạc những ngày đầu khai hoang trên mảnh đất này.
Năm 1671, một người Hoa tên là Mạc Cửu (Mạc Kính Cửu), quê ở Lôi Châu, tỉnh Quảng Đông, mang cả gia đình, binh sĩ và một số sĩ phu khoảng 400 người lên thuyền rời Phúc Kiến đi về vùng biển phương Nam.
Sau nhiều ngày lênh đênh trên biển, đoàn người của Mạc Cửu đặt chân lên một vùng đất hoang trong vịnh Thái Lan. Sau khi dò hỏi và biết vùng đất này thuộc ảnh hưởng Chân Lạp, phái đoàn liền tìm đường đến Oudong xin tị nạn, nhưng lúc đó nội bộ Chân Lạp có loạn. Mạc Cửu gặp Nặc Ông Thu (Ang Sur – Jayajettha III) và ở lại hợp tác cho đến năm 1681. Trong năm 1680, Mạc Cửu đã lập một số ấp rải rác từ Vũng Thơm, Trủng Kè, Cần Vọt, Rạch Giá, Hà Tiên, và Cà Mau đã nhanh chóng trở thành thương cảng quan trọng. Có những thôn ấp định cư nằm san sát ở mé biển, khá thuận tiện cho ghe thuyền tới lui, cũng có thôn ấp ở đất cao dọc theo Giang Thành, sông Cái Lớn, sông Gành Hào, Ông Đốc để canh tác.
Trở lại với quá trình mở mang vùng đất mới của Mạc Cửu, ông đã lập ra 7 sòng bạc dọc bờ biển như Mán Khảm (Peam), Long Kỳ (Ream), Cần Bột (Kampot), Hương Úc (Kompong Som), Sài Mạt (Cheal Meas), Linh Quỳnh (Rạch Giá) và Phú Quốc (Koh Tral). Thủ phủ đặt tại Mán Khảm (cảng của người Mán, tức người Khmer), sau đổi thành Căn Khẩu (Căn Kháo hay Căn Cáo). Tiếng đồn về vùng đất phồn thịnh này ngày càng vang xa, do đó lưu dân gốc Hoa từ khắp nơi trong vịnh Thái Lan đã xin đến đây lập nghiệp.
Kể từ đó nơi đây đã ra đời tên gọi mới: Căn Khẩu Quốc. Đảo Koh Tral cũng đổi tên thành Phú Quốc (vùng đất giàu có). Năm 1708, Mạc Cửu bắt đầu liên lạc với Chúa Nguyễn Phúc Chu. Năm 1714, Mạc Cửu xin làm thuộc hạ của chúa Nguyễn và được phong chức tổng binh cai trị đất Căn Khẩu. Tiếp đến vào năm 1724, Mạc Cửu lại một lần nữa dâng toàn bộ đất đai có được và được chúa Nguyễn phong chức đô đốc trấn giữ vùng lãnh thổ này, đồng thời đổi tên vùng Căn Khẩu thành Long Hồ dinh. Cho đến năm 1729, Long Hồ dinh đã nổi tiếng là vùng đất trù phú nhất ở vùng vịnh Thái Lan.
Năm 1735 Mạc Cửu mất, con của ông là Mạc Sĩ Lân (sau đổi tên thành Mạc Thiên Tứ) được phong làm đô đốc, kế nghiệp cha cai trị Long Hồ dinh. Vì những cống hiến của gia đình họ Mạc, Ninh vương Nguyễn Phúc Trú đã nâng dòng họ Mạc lên hàng vương tôn. Long Hồ dinh lúc bấy giờ được đổi tên thành trấn Hà Tiên. Năm 1739, Mạc Thiên Tứ lập thêm bốn huyện: Long Xuyên (Cà Mau), Kiên Giang (Rạch Giá), Trấn Giang (Cần Thơ) và Trấn Di (bắc Bạc Liêu). Năm 1755, Nặc Nguyên nhờ Mạc Thiên Tứ dâng chúa Nguyễn vùng lãnh thổ gồm hai phủ Tầm Bôn (thuộc Cần Thơ) và Lôi Lập (Long Xuyên) để được về Nam Vang cai trị.
Chắc chắn bạn chưa biết,
-
PHAN THIẾT MIỀN BIỂN XANH VÀ CÁT VÀNG
-
GIÁ TOUR BMT DALAT NHA TRANG
-
TT |
Nội dung dịch vụ |
Đơn giá |
Số lượng |
Thành tiền |
Ghi chú |
1 |
Phương tiện |
1.400.000 |
01 khách |
1.400.000đ |
Xe Couty 29 chỗ đời mới đưa đón suốt hành trình |
2 |
Ăn uống |
260 |
05 ngày |
1.300.000đ |
Các bữa ăn theo hành trình, bao gồm 10 bữa chính 130.000đ/xuất Không bao gồm đồ uống |
3 |
Lưu trú |
350.000đ |
05 đêm |
1.750.000đ |
Ngủ đơn 01 người/ giường, phòng 02 giường, khách sạn dạt tiêu chuẩn 3* tại trung tâm Thành phố |
4 |
Vé tham quan |
1.330.000 đ |
01 khách |
1.330.000đ |
Các điểm tham quan đề cập trong tour |
5 |
Bảo hiểm |
15.000đ |
06ngày |
90.000 đ |
Bảo hiểm du lịch, bảo hiểm trách nhiệm dân sự, ytế |
6 |
Chi phí khác |
10.000đ |
06 ngày |
60.000đ |
nước uống, khăn lạnh |
7 |
Chi phí tổ chức |
|
06 ng ày |
400.000đ |
Chi phí quản lý doanh nghiệp, chi phí văn phòng, Nước uống, khăn lạnh, HDV |
10 |
Cộng |
|
|
6.330.000đ |
Sáu triệu ba trăm ba mươi ngàn đồng |
TT |
Nội dung dịch vụ |
Đơn giá |
Số lượng |
Thành tiền |
Ghi chú |
1 |
Phương tiện |
1.400.000 |
01 khách |
1.400.000đ |
Xe Couty 29 chỗ đời mới đưa đón suốt hành trình |
2 |
Ăn uống |
260 |
05 ngày |
1.300.000đ |
Các bữa ăn theo hành trình, bao gồm 10 bữa chính 130.000đ/xuất Không bao gồm đồ uống |
3 |
Lưu trú |
350.000đ |
05 đêm |
1.750.000đ |
Ngủ đơn 01 người/ giường, phòng 02 giường, khách sạn dạt tiêu chuẩn 3* tại trung tâm Thành phố |
4 |
Vé tham quan |
1.330.000 đ |
01 khách |
1.330.000đ |
Các điểm tham quan đề cập trong tour |
5 |
Bảo hiểm |
15.000đ |
06ngày |
90.000 đ |
Bảo hiểm du lịch, bảo hiểm trách nhiệm dân sự, ytế |
6 |
Chi phí khác |
10.000đ |
06 ngày |
60.000đ |
nước uống, khăn lạnh |
7 |
Chi phí tổ chức |
|
06 ng ày |
400.000đ |
Chi phí quản lý doanh nghiệp, chi phí văn phòng, Nước uống, khăn lạnh, HDV |
10 |
Cộng |
|
|
6.330.000đ |
Sáu triệu ba trăm ba mươi ngàn đồng |
-